Công ty Cổ Phần Kotobuki E & E Việt Nam xin được thông báo lịch [...]
Công ty Cổ Phần Kotobuki E & E Việt Nam xin được thông báo [...]
Khi xây dựng nhà máy luôn luôn cần các biện pháp bảo vệ môi trường cho khu vực xung quanh. Đặc biệt là các khu công nghiệp thì cần có biện pháp xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào nguồn nước thải tập trung. Công nghệ phù hợp xử lý cho các nguồn nước thải này là công nghệ Tuyển nổi áp lực sâu của KEEV. Công nghệ DAF sâu của KEEV đã được phát triển trên 40 năm tại Nhật Bản và có hàng trăm dự án đã thực hiện trên thế giới.
Nguyên lý chung của thiết bị tuyển nổi áp lực là thiết bị sử dụng bọt khí để loại bỏ các chất lơ lửng ra khỏi nước.
Dưới áp suất khí quyển, một lượng nhỏ không khí được hòa tan vào trong nước. Lượng không khí có thể hòa tan bị giới hạn bởi áp suất khí quyển và không thể vượt qua giới hạn này ở điều kiện thông thường. Tuy nhiên, khi nén với áp suất cao thì không khí sẽ bị cưỡng ép hòa tan vào trong nước. Trong Nguyên lý này được ứng dụng trong công nghệ tuyển nổi áp lực bằng cách nén cả không khí và nước. Hỗn hợp không khí được nén hòa tan vào nước này sau khi được giải trở lại áp suất khí quyển thì không khí hòa tan trong nước sẽ được giải phóng dưới dạng các bọt khí mịn. Những bọt khí mịn này là đóng vai quan trọng trong việc loại bỏ các chất bẩn có tính nổi trong nước sẽ được giới thiệu ở phần sau.
Trong bể tuyển nổi áp lực, sau khi giải phóng áp suất hỗn hợp nước và không khí, bọt khi mịn sinh ra và sẽ di chuyển nổi lên mặt nước. Trong quá trình các bọt khí minh di chuyển lên trên sẽ kết dính với các bông bùn lơ lửng trong nước. Bằng cách này, các bông bùn này sẽ di chuyển cùng bọt khí lên bề mặt tạo thành các váng bùn hay bùn nổi.
Thông thường các chất bẩn trong nước tồn tại ở dạng lơ lửng và có kích thước rất nhỏ. Đối với kích thước quá nhỏ của các chất lơ lửng này thì hiệu quả kết dính với các bọt khí kém nên không thể loại bỏ hiệu quả ra khỏi nước. Để tăng hiệu quả kết dính của các tạp chất phù du này, hóa chất keo tụ sẽ được châm vào nước nguồn trước khi vào bể tuyển nổi để tạo các bông bùn. Các bông bùn có kích thước lớn sẽ dễ dàng kết hợp với các bọt khí mịn và được loại bỏ ra khỏi nước.
Bùn sau khi nổi lên mặt nước sẽ được thanh gạt bùn thu gom và loại bỏ ra khỏi nước. Các bùn nổi này sẽ được thu gom và chuyển đến bể bùn để tiến hành xử lý.
Ngoài ra, cũng sẽ có 1 phần nhỏ bùn sẽ bị lắng xuống dưới đáy. Bùn sau khi lắng xuống dưới đáy cũng sẽ được thu gom bằng cơ chế tự động quét đáy và định kỳ xả van đáy giúp nước sau khi xử lý luôn ổn định.