ỨNG DỤNG CỦA BỂ TUYỂN NỔI ÁP LỰC

1. KHẢ NĂNG CÔ ĐẶC BÙN CỦA BỂ TUYỂN NỔI ÁP LỰC

Đối với các loại bùn thông thường thì cần tốn nhiều chi phí do thể tích và khối lượng lớn. Do đó cần phải loại bỏ nước trong bùn trước khi tiến hành xử lý. Bùn sinh ra từ bể tuyển nổi là bùn được tách rời nổi lên do hiệu quả của bọt khí. Do đó tỷ lệ ngậm nước của bùn thải cao hơn so với bùn thông thường.

Tuyển nổi áp lực

 

2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bể tuyển nổi áp lực thường được sử dụng để loại bỏ các tạp chất có tính nổi như dầu mỡ động thực vật. Do đó, các nhà máy dung môi hữu cơ gốc dầu mỏ, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy bảo dưỡng ô tô, nhà máy chế biến thực phẩm là những nơi có lượng dầu mỡ phát sinh nhiều trong nước thải. Công nghệ tuyển nổi áp lực thường được ứng dụng nhiều tại những nhà máy này để xử lý dầu mỡ. 

Công nghệ tuyển nổi áp lực

 

3. XỬ LÝ NƯỚC SẠCH

Nước thường được dùng với số lượng lớn trong nhà máy. Một số nhà máy tiền hành tự xử lý nước ngầm, nước sông, nước biển để cung cấp nguồn nước sạch cho nhà máy tiết kiệm chi phí. Một trong các ứng dụng của bể tuyển nổi là để loại bỏ sơ bộ các tạp chất trong nguồn nước này giảm tải cho hệ thống xử lý phía sau.

Tuyển nổi áp lực

 

4. KẾT HỢP VỚI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÁC

Ngoài ra, thiết bị tuyển nổi áp lực thường được sử dụng là thiết bị tiền xử lý cho hệ thống xử lý nước thải. Tại giai đoạn này thiết bị tuyển nổi áp lực đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các vấn đề dầu mỡ, độ đục và một phần BOD và COD. Quá trình này giúp giảm tải độ ô nhiễm nước nguồn tới mức thấp nhất, giúp giảm tải hệ thống xử lý nước phía sau, tiết kiệm chi phí và bảo vệ tối ưu hệ thống xử lý nước thải.

Công nghệ tuyển nổi áp lực

 

 

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ TUYỂN NỔI ÁP LỰC (CLICK HERE)
  • HIỆU QUẢ XỬ LÝ BỂ TUYỂN NỔI ÁP LỰC SÂU KOTOBUKI (CLICK HERE)
  • CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI ÁP LỰC (CLICK HERE)