Công nghệ bùn hoạt tính

Đặc điểm:

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng tổ hợp công nghệ Vi sinh kết hợp với Lý – Hóa giúp xử lý nước thải sinh hoạt có công suất lớn mà công nghệ Johkasho không thể xử lý được.

Ứng dụng:

Xử lý nước thải sinh hoạt công suất lớn

 

1. BỐI CẢNH

Công nghệ Johkasho được đánh giá là phù hợp nhất cho dòng nước thải sinh hoạt hiện nay. Tuy nhiên đối với những khu dân cư hay nhà xưởng có lượng nước thải sinh hoạt thải ra hàng ngày với công suất lớn thì đòi hỏi phải cần nhiều Modul Johkasho xử lý. Khi đó chi phí giá thành sẽ tốn kém hơn so với giải pháp xử lý vi sinh thông thường.

Công nghệ bùn hoạt tính về nguyên lý hoạt động cũng giống như Johkasho. Nhưng chúng được sử dụng cho những dự án nước thải có công suất lớn. Các bể chứa sẽ thay thế bằng bể bê tông có kích thước lớn để đáp ứng hiệu suất xử lý. Khi này chi phí giá thành xây dựng hệ thống xử lý sẽ ít tốn kém hơn công nghệ Johkasho.

 

Công nghệ bùn hoạt tính

 

 

2. CÔNG NGHỆ BÙN HOẠT TÍNH LÀ GÌ?

Phương pháp phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải bằng vi sinh vật được gọi là xử lý sinh học. Vi sinh vật được sử dụng ở đây được chia thành vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí.
+ Vi sinh hiếu khí chỉ có thể tồn tại khi có oxy trong không khí hoặc nước. Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan trong nước (oxy hòa tan: DO) để phân hủy chất hữu cơ thành nước và carbon dioxide, và sử dụng năng lượng đó để phát triển.
+ vi sinh vật kỵ khí có thể tồn tại trong điều kiện không có oxy. Trong vi sinh kỵ khí có thể phân biệt thành 2 loại là vi sinh chỉ có thể tồn tại trong môi trường không có oxy và loại vi sinh lưỡng cư có thể đồng thời sinh trưởng bằng cách phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường có oxy hoặc phát triển kỵ khí nếu không tồn tại Oxy.

 

3. ỨNG DỤNG

Trong xử lý nước thải, chúng ta ứng dụng khả năng của vi sinh học hiếu khí vào phương pháp bùn hoạt tính là điển hình. Mặt khác, một số vi sinh vật kỵ khí dễ sinh khử axit nitric (sử dụng oxy trong axit nitric) để tạo ra khí nitơ trong môi trường không có oxy hòa tan. Phản ứng này được sử dụng rộng rãi để khử nitơ trong nước thải nhiễm Amoni.

Chất hữu cơ trong nước thải bao gồm chất rắn hòa tan và không hòa tan (SS). Chúng được và được phân biệt thành loại dễ phân hủy và khó phân hủy. Trong quá trình hoạt động của Vi sinh chúng bị phân hủy thành Biogas, (CO2) và nước (H2O).